Nồi nấu chậm Bear tích hợp nhiều chế độ nấu ăn, giúp chị em nấu nhanh, nấu ngon, tiết kiệm tối đa thời gian vào bếp. Bởi được lập trình tự động nên cách sử dụng nồi nấu cháo chậm Bear tương đối đơn giản. Chị em nào chưa biết, hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây của Bear VietNam!
1. Các chức năng của nồi nấu cháo chậm Bear
Trên nồi nấu chậm Bear thường tích hợp từ 5 – 8 chức năng (tùy loại). Trong đó, phổ biến nhất là các chế độ:
- Nấu cháo: Chế độ này cho cháo sánh, nhừ, không bị vỡ hạt, nhìn đẹp mắt, ăn dậy vị, giữ được nguyên vẹn dưỡng chất có trong từng hạt gạo. Bạn có thể nấu cháo trắng hoặc kết hợp với các loại thực phẩm khác như thịt băm, thịt bò, chim, tim, cháo tôm… đều được.
- Hấp: Chế độ này thường có trong các phiên bản nồi nấu chậm Bear có xửng hấp đi kèm. Cho phép chị em vừa hấp trên, vừa hầm dưới, cùng lúc chế biến được 2 món, tiết kiệm thời gian và điện năng tiêu thụ.
- Nấu canh/súp: Đây là chế độ phổ biến trong các nồi nấu chậm Bear, vì nó thông dụng, gần như được dùng đến hàng ngày. Bạn có thể sử dụng chế độ này để nấu các loại canh/ súp, thời gian và nhiệt độ được lập trình phù hợp giúp giữ trọn hương vị thơm ngon.
- Ninh/hầm: Với các món cần ninh nhừ, như Hầm xương, thịt bò, chân giò, hầm thịt với rau củ quả các loại… bạn sử dụng chế độ này nhé! Trường hợp nồi không có chế độ hầm riêng, bạn sử dụng chế độ nấu canh và căn chỉnh thời gian nấu phù hợp.
- Nấu chè: Chế độ này cho phép bạn nấu tất cả các loại chè, như chè dưỡng nhan, chè từ các loại đậu… đảm bảo hương vị thơm ngon không khác đầu bếp chế biến chuyên nghiệp.
- Chưng yến: Nồi chưng theo phương pháp cách thủy, nhiệt độ và thời gian được điều chỉnh phù hợp giúp yến không bị mất chất trong suốt quá trình chưng.
- Giữ ấm: Sau khi kết thúc hoạt động nấu, nồi tự động chuyển về trạng thái giữ ấm, giúp thức ăn ấm nóng cho đến khi được thưởng thức.
Tham khảo ngay: Cách kho cá bằng nồi nấu chậm Bear đậm vị hao cơm
Ở một số phiên bản, chẳng hạn như Bear SB-NNC15 1.5L có chế độ kho, Bear SB-NNC20 có hầm nhanh bằng nước nóng. Dựa vào nhu cầu và khẩu vị của gia đình mà các bạn có lựa chọn phiên bản nồi nấu với dung tích và các chế độ nấu phù hợp, nhằm tối ưu nhất giá trị sử dụng.
2. Hướng dẫn sử dụng nồi nấu chậm Bear
Nồi nấu cháo chậm Bear có nhiều phiên bản khác nhau (Bản quốc tế, bản tiếng Việt, bản nội địa Trung), dung tích các dòng cũng không đồng nhất. Tuy nhiên, cách sử dụng thì cơ bản tương tự. Tất cả đều chạy bằng điện và có bảng điều khiển điện tử tích hợp ngay trên thân nồi cho người dùng lựa chọn chế độ nấu, điều chỉnh thời gian nấu phù hợp với từng món ăn.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách dùng nồi nấu chậm Bear, bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Nấu ăn cần phải có nguyên liệu. Tùy vào từng món ăn và khẩu vị gia đình mà các bạn chuẩn bị nguyên liệu và có cách sơ chế phù hợp. Ví dụ:
- Chưng yến táo đỏ thì phải có tổ yến, táo đỏ, gừng và đường phèn
- Nấu cháo thịt bằm cho bé thì cần có gạo, thịt, nấm hoặc rau củ đi kèm
- Hầm canh xương thì cần có xương sườn, hành lá, rau củ quả đi kèm.
Bước 2: Bỏ nguyên liệu vào thố sứ (khay hấp)
Đầu tiên bạn đổ nước vào nồi (Lưu ý không được đổ quá vạch MAX). Sau đó cho nguyên liệu đã sơ chế vào thố sứ, đổ nước vào thố (nước ít hay nhiều do nhu cầu mỗi món ăn. Chẳng hạn như chưng yến, chỉ nên đổ nước ngập nguyên liệu).
Nếu làm món hấp (hấp bánh, củ, quả, rau…) thì cho nguyên liệu lên khay hấp. Bạn có thể làm đồng thời cả 2 món nấu và hấp cho tiết kiệm thời gian.
Bước 3: Cho thố sứ (khay hấp) vào nồi
Xong xuôi bước 2 bạn cho thố sứ vào nồi nấu chậm, đập nắp thố lại. Tiếp đó cho khay hấp lên rồi đậy nắp nồi lại.
Lưu ý: Nên để thố sứ ở giữa lòng nồi, tạo vị trí cân bằng.
Bước 4: Kết nối nguồn điện, chọn chế độ nấu
Bạn kết nối với nguồn điện, sau đó chọn chế độ nấu ăn. Bạn nấu món gì thì chọn chế độ tương tự, chẳng hạn như: Nấu canh, nấu cháo, nấu chè, chưng yến, hầm/ninh, kho…
Bước 5: Hoàn thành quá trình nấu
Nếu bạn nghe thấy nồi nấu chậm Bear báo “Ting Ting” thức là đã hoàn thành quá trình nấu. Nồi sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm thức ăn, đèn báo hiệu phát sáng liên tục cho đến khi bạn ngắt nguồn.
Nếu có mặt ở nhà, bạn nhấn công tắc về nút OFF, tắt nguồn điện và rút phích cắm ra.
3. Những lưu ý khi sử dụng nồi nấu chậm Bear
Sử dụng nồi nấu chậm Bear bạn có thể yên tâm về khả năng an toàn. Tuy nhiên, vẫn nên lưu ý đến một vài điểm sau nhằm nâng cao chất lượng món ăn.
Lưu ý khi sử dụng
- Đặt nồi nấu chậm bear trên bề mặt phẳng, hạn chế để gần lò nướng, lò vi sóng…
- Cài đặt hẹn giờ tối thiểu 30 phút, tối đa 24 giờ, thực phẩm để lâu không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng đến hương vị món ăn.
- Nấu xong 1 món, bạn để nồi nguội bớt hãy chế biến món tiếp theo
- Tuân thủ đúng thời gian nấu tối đa quy định để đảm bảo tuổi thọ sản phẩm.
Lưu ý khi vệ sinh
- Không nên làm ướt bảng điện từ trên nồi
- Không dùng dụng cụ sắc nhọn, chất tẩy rửa có tính ăn mòn cao để vệ sinh nồi
- Vệ sinh xong các bộ phận nên để nơi khô ráo, tránh nơi ẩm thấp.
Trên đây là hướng dẫn sử dụng nồi nấu chậm Bear cho người mới. Thực tế sử dụng nồi nấu chậm Bear không khó, bởi ngay từ khi sản xuất, hãng đã đề cao tính tiện dụng nhằm phù hợp với lối sống hiện đại của các gia đình trẻ.
Các tính năng đều được tích hợp sẵn trên bảng điều khiển điện tử, chỉ cần nhấn nút chọn là xong. Các bạn nên ưu tiên mua dòng có sách hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt để đọc hiểu dễ dàng hơn.