Bé từ 19 tháng tuổi đã có thể làm quen với cơm nhão, sau 24 tháng tập ăn cơm mềm. Muốn có được nồi cơm với độ mềm cứng như ý không khó, chị em làm theo hướng dẫn cách nấu cơm bằng nồi nấu chậm Bear dưới đây, vừa đơn giản lại vô cùng thuận tiện.
1. Nồi nấu cháo chậm Bear có nấu cơm được không?
Thực tế trên nồi nấu chậm Bear không tích hợp chế độ nấu cơm chuyên biệt. Nhưng nếu chị em muốn tận dụng thì hoàn toàn có thể. Nồi có cơ chế hoạt động hiện đại, chưng cách thủy an toàn, cho phép các mẹ chủ động điều chỉnh lượng nước và thời gian nấu, từ đó điều chỉnh được độ mềm cứng của cơm.
Với các mẹ bắt đầu cho con ăn cơm nát, cơm nhuyễn đến cơm mềm thì sử dụng nồi nấu chậm Bear là vô cùng thích hợp, vừa có thực đơn riêng cho con lại không ảnh hưởng đến bữa ăn chung của cả gia đình. Chưa kể, nấu cơm bằng nồi nấu chậm Bear có rất nhiều ưu điểm, như:
- Tiết kiệm điện
- Dễ sử dụng, dễ vệ sinh
- Có thiết kế chống trào tốt
- Nồi chống dính
- Lõi sứ an toàn cho sức khỏe con trẻ
- Nồi giữ nhiệt tốt, giữ cơm của con luôn ấm nóng, bảo toàn dinh dưỡng
- Một số nồi có thiết kế thêm lồng hấp, mẹ có thể vừa nấu, vừa hấp thức ăn cho con
Xem thêm: Cách nấu cháo bằng nồi nấu chậm Bear
2. Hướng dẫn cách nấu cơm bằng nồi nấu chậm Bear
Nấu cơm bằng nồi nấu chậm Bear tương đối đơn giản, không khác nhiều so với nồi cơm điện chuyên dụng. Mẹ nào chưa biết cách nấu cơm nát cho con, tham khảo hướng dẫn dưới đây của Bearsvietnam nha!
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo: 2 – 3 muỗng
- Nước tinh khiết: 6 – 7 muỗng
- Dụng cụ: Nồi nấu chậm, rây vo gạo
Lưu ý: Lượng gạo các mẹ có thể điều chỉnh theo sức ăn của con. Mẹ đổ càng nhiều nước thì cơm sẽ càng nát và ngược lại ạ!
Do nồi chưng cách thủy nên nấu cơm trong nồi nấu chậm Bear sẽ ít hao nước hơn so với nồi cơm chuyên dụng. Nếu mẹ tận dụng nồi để nấu cơm mềm cho cả gia đình cùng ăn luôn thì đổ lượng nước ít hơn một chút xíu so với nấu bằng nồi cơm điện nha!
Bước 2: Tiến hành nấu cơm bằng nồi nấu chậm Bear
Các mẹ vo sạch rồi cho vào thố sứ của nồi nấu chậm Bear (hoặc cho gạo vào thố rồi vo luôn cũng được)> Tiếp đó cho nước tinh khiết vào > Đậy nắp thố.
Tiếp đó mẹ đổ nước vào thố sứ (không đổ quá vạch max) > Cho thố sứ vào trong nồi, đậy nắp nồi > Kết nối nồi nấu chậm Bear với nguồn điện > Chọn chế độ “Nấu cháo”, thời gian để 1 giờ là ok.
Bước 3: Thưởng thức
Sau 1h nấu là các mẹ đã có được nồi cơm nát cho con rồi đó. Mẹ xới tơi ra khi còn nóng, cho con ăn kèm với trứng bác, tôm, cá hồi, thịt bằm, thịt gà băm xào nấm, súp lơ, canh trứng cà chua hay thịt bò xào hành tây… đều được. Thực đơn đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản (tinh bột, chất xơ, chất đạm và chất béo) là đủ dinh dưỡng.
3. Lưu ý khi nấu cơm bằng nồi nấu chậm Bear
- Khi đổ nước vào nồi nấu chậm bear chị em không đổ quá vạch Max
- Lựa chọn gạo mới, gạo giàu dinh dưỡng để tăng chất lượng bữa ăn cho con trẻ
- Nấu bữa nào ăn bữa đó, không nên nấu một bữa ăn nhiều bữa, không tốt cho sức khỏe của con
- Sau khi sử dụng vệ sinh nồi sạch sẽ, để nơi khô ráo
- Không sử dụng các dụng cụ cọ rửa sắc nhọn vệ sinh lõi sứ, ảnh hưởng đến tuổi thọ của nồi.
Trên đây là hướng dẫn cách nấu cơm bằng nồi nấu chậm của Bear Vietnam. Để tăng giá trị dinh dưỡng cũng như thay đổi thực đơn cho bữa ăn con trẻ thêm phong phú, các mẹ có thể nấu cơm kết hợp với các loại hạt, cơm gạo lứt… cách nấu cơ bản tương tự.
Chúc các con ăn ngon miệng, mẹ chăm con nhẹ nhàng!