Ngoài nấu canh, nấu chè, chưng yến… nồi nấu chậm Bear còn có thêm chế độ ninh/ hầm tự động, thời gian được thiết lập sẵn, xương hầm trong điều kiện nhiệt độ ổn định mềm nhũn mà không nát, nước ngọt thanh chứa đầy chất dinh dưỡng. Nếu bạn chưa biết cách hầm xương bằng nồi nấu chậm Bear thì có thể làm theo hướng dân dưới đây.
Tham khảo:
1. Có nên hầm xương bằng nồi nấu chậm Bear?
Nồi nấu chậm Bear sở hữu thiết kế hiện đại với các chức năng nấu ăn thông minh, giúp chị em nấu nhàn, đơn giản, không cần giỏi nội trợ mà vẫn có được những món ăn ngon. Bạn hoàn toàn có thể hầm xương bằng nồi nấu chậm nhà Bear với các lý do sau:
- Nồi có chế độ ninh/ hầm xương riêng, hoạt động theo phương pháp truyền nhiệt từ dưới lên trên, nhiệt bao quanh nồi 360 độ, giúp thực phẩm chín đều, thơm ngon, giữ lại nguyên vẹn các dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
- Lõi sứ tự nhiên, chịu nhiệt tốt, không gây phản ứng trong quá trình nấu, không sinh ra các chất độc hại cho cơ thể, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nồi thiết kế chống tràn, chân đế chống trượt, ngắt điện an toàn khi cạn nước, không lo chập cháy khi không có mặt trong quá trình nấu.
- Có chế độ hẹn giờ, chị em có thể hẹn giờ hầm xương qua đêm hoặc hầm trong thời gian đi làm, tối về đã có nồi nước dùng thơm ngon để nấu canh hoặc nấu cháo.
2. Cách hầm xương bằng nồi nấu chậm Bear
Nước xương hầm rất tốt cho sức khỏe. Theo chuyên gia Sian Porter (thành viên Hiệp hội Dinh dưỡng Anh) thì trong nước hầm xương có nhiều dinh dưỡng và chất khoáng quan trọng có trong Canxi, magie, phốt pho, các amino axit như glycine, collagen… Trong quá trình hầm, các chất này này sẽ được giải phóng ra ngoài, rất tốt cho sức khỏe người dùng.
Do đó, bạn hoàn toàn có thể dùng nước hầm xương để nấu canh, súp, hoặc trực tiếp làm các món canh xương như: Canh xương bí đỏ, bí đao, đu đủ, khoai môn… Món nào cũng thơm ngon bổ dưỡng, cách làm cũng không quá cầu kỳ, bởi bạn đã có nồi nấu chậm Bear hỗ trợ. Nồi có chế độ ninh/ hầm riêng, thời gian được thiết lập sẵn (bạn cũng có thể tùy chỉnh theo nhu cầu), nhiệt độ duy trì ổn định, giúp thực phẩm chín mềm, giàu dinh dưỡng. Dưới đây là cách hầm xương bằng nồi nấu chậm Bear bạn có thể tham khảo.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Xương ông heo: 500g
- Hành tây: 1 củ
- Hành khô: 3 củ
- Gừng: 1 củ
- Gia vị: Mắm, muối, đường phèn…
Mẹo chọn xương phù hợp với món ăn! Mỗi loại xương sẽ phù hợp với các món ăn và có cách hầm khác nhau. Trong đó, xương ống cho ra nước dùng có vị ngon nhất. Xong thời gian hầm khá lâu nên phù hợp với các món phở, bún, lẩu, canh, hủ tiếu. Còn nếu bạn hầm xương nấu canh cho gia đình, muốn hầm nhanh mà vị vẫn ngon thì nên chọn xương sườn, sườn non, xương móng giò nhé. Các loại này có nhiều dinh dưỡng, vị ngọt thơm, ai cũng thích ăn.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
- Bạn rửa sạch xương, ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút để loại bỏ bụi bẩn và các tiết thừa bên trong thịt > Chần sơ với nước sôi (khi đun nước bạn bỏ vài lát gừng và 1 củ hành nướng vào để khử hôi) > Rửa sạch rồi băm đôi xương ống để tủy tiết ra.
- Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, bổ làm tư
- Hành củ nướng cho thơm, bóc bỏ, đập dập nhẹ
- Gừng rửa sạch, thái lát.
Mẹo hớt bọt đúng cách! Trong quá trình hầm xương bạn sẽ thấy có lớp bọt nổi lên. Trong này có cả tạp chất lẫn Protein kết tủa. Hớt không đúng cách sẽ làm mất lớp kết tủa có lợi này. Muốn loại bỏ tạp chất, bạn nên hớt bọt ngay từ vài phút đầu tiên, lớp này đa số là tạp chất còn sót lại. Khi nước đã sôi lâu, dưỡng chất bắt đầu tiết ra, không nên vớt.
Bước 3: Hướng dẫn hầm xương bằng nồi nấu chậm Bear
Bạn bỏ xương vào thố nồi nấu chậm Bear > Đổ ngập nước (lưu ý không đổ quá đầy) > Đổ nước vào nồi nấu chậm (Không đổ quá vạch Max) > Bỏ thố đựng xương vào nồi > Cắm điện > Chọn chế độ ninh/ hầm.
Khi nước sôi khoảng 3 – 4 phút đầu bạn mở vung, vớt hết bọt sủi lên trên ra > Đậy vung tiếp tục ninh > Khi thời gian ninh xương gần hết, bạn mở vung cho hành tây, hành khô nướng và gừng vào tạo hương và vị ngọt hậu. Còn khoảng 3 phút, mở vung cho 1 thìa nước mắm để tạo vị ngọt sâu, thêm chút đường phèn để giảm vị gắt, làm cho nước dùng mềm dịu lại. Cuối cùng cho muối, nêm vừa miệng là được.
3. Bí quyết hầm xương nước trong, ngọt lịm
- Chọn xương lợn thơm ngon: Chọn xương có màu tươi, không bị tái, không có mùi lạ, không bị lạnh, độ to trung bình. Tốt nhất là mua tại địa chỉ uy tín để tránh mua phải xương lợn ốm, chết xương hôi.
- Các nguyên liệu đi kèm: Hành, gừng, quế, hồi… đều là những thực phẩm giúp nước hầm xương ngọt, thơm hơn, khi ăn ít đầy bụng, vì trong xương có nhiều mỡ và canxi vô cơ khó tan trong nước, trẻ nhỏ ăn vào khó hấp thu. Cho thêm một vài loại rau củ (cà rốt, hành tây, củ cải, ngô…) nếu bạn muốn nước có vị ngọt thanh.
- Thời gian hầm: Không nên hầm xương quá lâu. Với xương gà chỉ khoảng 2 – 2,5 tiếng, xương lợn chỉ hầm khoảng 3 – 4 tiếng, xương bò khoảng 6 – 8 tiếng. Hầm lâu nước sẽ bị chua và đục, mùi cũng không thơm.
- Có nên luộc bỏ lần nước đầu tiên? Nhiều người cho rằng nên luộc bỏ lần nước đầu tiên, xương sẽ bớt hôi hơn. Điều này không hoàn toàn chính xác bởi xương ngon thì không cần bỏ vẫn ngon. Ngược lại xương hôi thì luộc bao lần vẫn hôi, vì mùi hôi từ trong thịt, trong xương, trong tủy, không phải chỉ hôi ở bên ngoài. Bạn chỉ cần chần sơ xương với nước gừng + hành để bớt hôi và loại bỏ tạp chất.
- Xử lý khi nước bị đục: Bạn có thể áp dụng mẹo sau, lọc nước qua khăn mỏng rồi đun lại > Lấy lòng trắng trứng đánh tan, cho vào nước xương khuấy đều lên, khi bọt cuốn vào thì vớt hết ra, nước sẽ trong trở lại. Ngoài ra bạn có thể cho vào nồi nước dùng ít khoai tây sống hoặc vài tai nấm đông cô, nước sẽ trong hơn ban đầu.
Trên đây là cách hầm xương bằng nồi nấu chậm Bear. Thực tế hầm xương không khó, quan trọng nhất là chọn được xương ngon và hầm theo đúng quy trình mà Bear Việt Nam chia sẻ với bạn bên trên. Hầm xương mất khá nhiều thời gian, do đó bạn có thể hầm nhiều, trữ nước cốt vào tủ lạnh. Nếu thấy có lớp đóng keo lại, đó là Gelatin tự nhiên được phân rã từ các kết cấu Collagen từ sụn và dây chằng trong xương, rất tốt cho sức khỏe.
Chúc chị em thành công!